TOP 5+ cách xác định tiêu chuẩn chiều cao trần nhà cơ bản

Thông tin về tiêu chuẩn chiều cao trần nhà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của từng công trình và cũng không có quy định chung nào bắt buộc phải tuân theo. Tuy nhiên, trong xây dựng vẫn có một số tiêu chuẩn về chiều cao cơ bản mà gia chủ có thể tham khảo. Vậy chiều cao cơ bản là bao nhiêu? Hãy cùng Vuagego tìm hiểu tiêu chuẩn chiều cao trần nhà trong bài viết để giúp bạn đưa ra một độ cao hợp lý.

Tiêu chuẩn chiều cao trần nhà là bao nhiêu?
Tiêu chuẩn chiều cao trần nhà là bao nhiêu?

Những yếu tố cần để xác định chiều cao trần nhà

Trong xây dựng, không có một công thức tính toán nào để tính chiều cao của trần nhà mà cần dựa vào nhiều yếu tố theo từng công trình như sau:

Dựa trên quy định pháp luật

Mỗi quốc gia đều có quy định riêng về tiêu chuẩn chiều cao trần nhà cho từng loại công trình từ công trình nhà ở đến chung cư. Quy định sẽ quy định cụ thể về độ cao của trần nhà phân loại theo công trình:

  • Độ cao tối đa với sàn 3m được tính từ mặt sàn đến mặt sàn mái
  • Độ cao tối đa với sàn 3.4m được tính từ mặt sàn dưới đến mặt sàn trên, tính từ tầng 2 trở lên
  • Độ cao tối đa với sàn 3.5m được tính từ cao độ của vỉa hè đến đáy ban công
  • Độ cao tối đa sàn 3.8 được tính với đường có lộ giới 3.5m: Độ cao tối đa mặt sản từ tấn 1 lên sàn dưới tầng 2 là 3.8m và không được xây tầng lửng
  • Độ cao tối đa sàn 5.8m được tính với đường lộ giới từ 3.5m đến dưới 20m, được xây tầng lửng: Độ cao từ sàn tầng 1 đến sàn dưới tầng 2 là 5.8m
  • Độ cao tối đa sàn 7m với đường lộ giới từ 20m, được xây tầng lửng: Độ cao từ sàn tầng 1 đến sàn dưới tầng 2 là 7m.
Tiêu chuẩn chiều cao trần nhà dựa theo quy định pháp luật
Tiêu chuẩn chiều cao trần nhà dựa theo quy định pháp luật

Dựa trên số bậc thang

Số lượng bậc thang càng nhiều tỷ lệ thuận với chiều cao của trần nhà. Khi nhắc đến tiêu chuẩn chiều cao trần nhà, theo kinh nghiệm thiết kế thì nếu diện tích của cầu thang bộ nhỏ, gia chủ nên giảm chiều cao trần tránh tạo độ dốc cho cầu thang. 

Dựa trên kiến trúc xây dựng

Kiến trúc công trình là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiêu chuẩn chiều cao trần nhà hợp lý. Tùy thuộc vào diện tích không gian mà chiều cao trần nhà sẽ được xác định cao thấp khác nhau nhằm tạo nên một không gian hài hòa và thoáng đãng. Ở Việt Nam, chiều cao trần nhà được chia làm 3 mức cơ bản như:

  • Phòng thấp có chiều cao sàn từ 2.4 – 2.7m
  • Phòng tiêu chuẩn có chiều cao từ 3 – 3.3m
  • Phòng cao từ 3.6 – 5m
Tiêu chuẩn chiều cao trần nhà theo kiến trúc được chia thành 3 mức cơ bản
Tiêu chuẩn chiều cao trần nhà theo kiến trúc được chia thành 3 mức cơ bản

Dựa trên chiều cao tổng thể

Quy định về tổng chiều cao ngôi nhà và tiêu chuẩn chiều cao trần nhà có quan hệ mật thiết với nhau. Tổng chiều cao ngôi nhà cần được tính toán rõ ràng với nhà cao tầng để phân chia độ cao từng tầng cho hợp lý. Đối với nhà cấp 4 hoặc chung cư thì yếu tố này không cần thiết. Tuy nhiên, với những ngôi nhà có diện tích nhỏ thì chiều cao trần không nên quá cao sẽ tạo cảm giác trống trải và lạnh lẽo.

Chiều cao tổng thể ảnh hưởng chiều cao trần nhà
Chiều cao tổng thể ảnh hưởng chiều cao trần nhà

Dựa trên mức tiêu thụ điện năng

Hiện nay, hầu hết gia đình đều sử dụng máy lạnh nên khi bắt đầu xây dựng, để xác định được chiều cao trần nhà phù hợp thì bạn nên lưu ý đến yếu tố này. Để tiết kiệm điện năng thì các chuyên gia thiết kế sẽ khuyên bạn nên chọn chiều cao tầng thấp.

Tiêu chuẩn chiều cao trần nhà theo không gian chức năng

Sau khi xác định được quy mô công trình, nhà cấp 4, nhà duplex hay nhà phố cao tầng, chuyên gia thiết kế sẽ tư vấn cho chủ nhà một chiều cao trần nhà phù hợp. Từ chiều cao trần nhà, chuyên gia cũng xác định được chiều cao trần với từng không gian chức năng trong nhà như sau:

  • Với phòng khách: Độ cao trần từ 3.6 – 5m. Đây là không gian rộng lớn nhất trong nhà, cũng là bộ mặt của ngôi nhà nên cần một không gian thật rộng rãi và thoáng đãng.
  • Với phòng ngủ, phòng ăn và phòng bếp: Tiêu chuẩn chiều cao trần nhà từ 3 – 3.3m. Đây được xem là chiều cao lý tưởng để tạo ra một không gian ấm cúng, nhẹ nhàng mà không quá tù túng, phù hợp với mục đích sử dụng.
  • Với phòng thờ: Chiều cao trần trong mức 2 – 2.6m tạo ra một không gian thông khí, trang nghiêm mà không quá chật.
  • Với phòng tắm, nhà để xe: Chiều cao tần thấp hơn ở mức 2.4 – 2.7m vì tần suất sử dụng ít và diện tích nhỏ. 

Mỗi không gian chức năng có một tiêu chuẩn về chiều cao trần nhà khác nhau phù hợp với mục đích sử dụng, mục đích mang lại một không gian vừa đủ chức năng vừa tạo cảm giác thoải mái cho người ở. Bên cạnh đó, hiện nay, những chuyên gia thiết kế sẽ tư vấn cho chủ nhà về chất liệu trần ở từng không gian đi kèm màu sắc nhằm tạo ra một không gian tối ưu nhất.

Tiêu chuẩn chiều cao trần nhà theo không gian chức năng
Tiêu chuẩn chiều cao trần nhà theo không gian chức năng

Xem thêm:

Kết luận

Để xác định được tiêu chuẩn chiều cao trần nhà cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy để căn nhà có bạn có một không gian hài hòa, thoáng đãng thì những lời khuyên của chuyên gia thiết kế vô cùng cần thiết. Trước khi xây dựng nhà ở, những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn cơ bản để xác định được chiều cao trần nhà phù hợp với diện tích ngôi nhà của mình.

    Quý khách có nhu cầu tư vấn các sản phẩm của chúng tôi, vui lòng để lại liên hệ

    Hotline
    Zalo 1
    Zalo 2
    Messenger
    Bản đồ